Bối cảnh Tiếp_quản_Thủ_đô_Hà_Nội

Ngày 01/08/1954, Hiệp định Genève kết thúc chiến tranh được ấn định. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ, có được quyền kiểm soát Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc vĩ tuyến 17 thay Liên hiệp Pháp.[4] Cứ Hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời chia thành hai khu tập kết quân sự phi quốc gia để chờ tổng tuyển cử thống nhất năm 1956. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết ở Bắc vĩ tuyến 17, các lực lượng viễn chinh Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam tại Nam phần vĩ tuyến 17. Tập kết dân sự theo hình thức tự nguyện, các hoạt động vui chơi giải trí và du lịch của thường dân được tự do đến hết năm 1956.[5]

Cũng theo Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân Pháp. Pháp và Việt Nam đàm phán về các phương án tiếp quản thủ đô tại Phủ Lỗ từ 15/9/1954 thì đến 20/9/1954.[6]

Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cử Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác tiếp quản Thủ đô. Ngày 17/9/1954, Ủy ban Quân chính Thành phố Hà Nội được thành lập để tiếp thu và quản lý thành phố. Hội đồng Chính phủ công bố các chính sách đối với thành thị mới tiếp quản, "chính sách đối với tôn giáo, các điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ và nhân viên công tác khi vào thành phố mới tiếp quản; Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội về tiếp quản Hà Nội phải giữ vững trật tự an ninh của thành phố, bảo vệ nhân dân, bảo vệ ngoại kiều, phải triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật mà Chính phủ đã đề ra, phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại".

Ngày 30/9/1954, tại Hội nghị Trung Giã, đại diện quân chính Việt NamPháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2/10, ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Theo đó, nguyên tắc chuyển giao là đảm bảo trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố. Theo các văn bản đã được ký kết, từ ngày 2 đến 5/10/1954, các đội hành chính, trật tự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thành phố, chuẩn bị tiếp quản các cơ quan, công sở, các công trình công cộng. 422 cán bộ, nhân viên đội hành chính và 158 công an có vũ trang của đội trật tự đã kiểm kê và giải quyết các công việc chuẩn bị nhận bàn giao từ phía Pháp và Quốc gia Việt Nam, lập xong các biên bản để bàn giao vào ngày 7/10/1954.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếp_quản_Thủ_đô_Hà_Nội http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/su-kien-han... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/16-cua-o-dan... http://www.history.com/this-day-in-history/viet-mi... http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-don... http://thanglong.chinhphu.vn/day-manh-tuyen-truyen... http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-ki... http://www.vnua.edu.vn:85/phongban/ctsv/125/40/126... http://ict-hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien-noi-bat/-/... https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-ruc-ro-co-hoa-... https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/50-nam-hoi-...